Sáng nay, Thứ 6, ngày 28/6/2024 (bắt đầu từ 8 giờ 00), Cục Thống kê tỉnh Gia Lai tổ chức Họp báo công bố Số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 6 tháng đầu năm 2024.
1. Tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ước tính, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 3,02% so với cùng kỳ. Phân theo khu vực: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,26% (đóng góp 0,86%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,40% (đóng góp tăng 0,12%); khu vực dịch vụ tăng 3,84% (đóng góp 1,77%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,31% (đóng góp 0,27%).
Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2024: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,24%, trong đó công nghiệp chiếm 27,00%; khu vực dịch vụ chiếm 44,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,71%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
2.1. Nông nghiệp
2.1.1. Cây hàng năm
- Vụ Đông Xuân: Thời tiết vụ Đông xuân tuy nắng nóng kéo dài nhưng việc gieo trồng và quá trình sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng tương đối ổn định. Cây hàng năm vụ Đông Xuân 2023-2024 toàn tỉnh đã gieo trồng được 81.195,1 ha, vượt 3,08% (vượt 2.425,1 ha) so với kế hoạch và tăng 0,94% (tăng 755,8 ha) so với cùng kỳ. Trong đó một số cây trồng chính như sau:
+ Cây lúa nước: 25.393,3 ha, đạt 97,67% so kế hoạch, giảm 5,37% (giảm 1.440,3 ha) so cùng kỳ;
+ Cây ngô: 3.498,2 ha, đạt 99,95% so kế hoạch, tăng 1,56% (tăng 53,7 ha) so cùng kỳ;
+ Khoai Lang: 4.658,2 ha, gấp 2,42 lần so với cùng kỳ; Cây sắn (mỳ): 10.581,4 ha, giảm 6,85%; Rau các loại: 15.411,9 ha, tăng 9,37%; Đậu các loại: 4.351,1 ha, tăng 1,79%; Lạc: 112,4 ha, giảm 12,32%; Cây mía (Trồng mới): 8.563,7 ha, giảm 11,18%; Cây thuốc lá: 4.330,1 ha, tăng 12,42%.
- Vụ Mùa: Tính đến ngày 18/6/2024 toàn tỉnh đã gieo trồng được 104.502,2 ha cây trồng các loại, đạt 48,1% kế hoạch, giảm 25,9% so với cùng kỳ.
2.1.2. Cây lâu năm
- Cây điều ước đạt 39.799,75 ha, cây điều đang cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 34.647 tấn, bằng 100% so với cùng kỳ.
- Cây hồ tiêu ước đạt 7.775,34 ha, sản lượng hồ tiêu ước đạt 23.400,23 tấn, tăng 0,04% so với cùng kỳ.
- Diện tích cây cao su ước đạt 84.818,4 ha, sản lượng ước 6 tháng đạt 42.123,56 tấn, tăng 1,08% so với cùng kỳ.
- Cây cà phê ước đạt 105.839,72 ha. Đến thời điểm này cây cà phê chưa cho thu hoạch nên chưa có sản lượng. Năm nay, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tái canh các vườn cà phê già cỗi, sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho cà phê Gia Lai.
- Cây chè ước đạt 570,73 ha (trong đó: chè búp ước đạt 549,73 ha, sản lượng ước đạt 1.886,34 tấn, tăng 0,32% so với cùng kỳ).
- Cây ăn quả ước đạt 32.133 ha; trong đó các cây trồng chính: Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ. Sản lượng thu hoạch cây ăn quả ước 6 tháng năm 2024 tăng 0,26% so với cùng kỳ, một số loại cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, do thiệt hại hạn hán, thiếu nước nên một số loại cây năng suất cũng chưa đạt so với kết quả mong đợi.
2.1.3. Chăn nuôi:
Ước 6 tháng đầu năm 2024: Tổng đàn trâu là 13.572 con, đạt 93,6% so kế hoạch, giảm 1,54% so với cùng kỳ; đàn bò 471.663 con, đạt 95,09% so kế hoạch, tăng 12,35% so với cùng kỳ; đàn heo 791.200 con, đạt 91,57% so kế hoạch, tăng 16,97% so với cùng kỳ; đàn gia cầm 7.414.050 con, tăng 0,68% so cùng kỳ.
Sản phẩm chăn nuôi ước đạt: Thịt trâu, bò hơi 29.154 tấn, đạt 48,59% so kế hoạch, tăng 24,23% so với cùng kỳ; thịt heo hơi 61.160 tấn, đạt 53,65% so kế hoạch, tăng 24,87% so với cùng kỳ; thịt gia cầm hơi 10.713,95 tấn, tăng 6,33% so cùng kỳ.
2.2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng ước tính đến ngày 30/6/2024, trồng được 200 ha, trong đó trồng rừng tập trung 150 ha; ước sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đạt 124.596 m3, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
2.3. Thủy sản
Tình hình nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 phát triển và ổn định; Ước 6 tháng đạt 1.900,64 tấn, tăng 3,74% so với cùng kỳ; Sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 886,89 tấn, tăng 1,27% so với cùng kỳ, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 1.013,75 tấn, tăng 6,01% so với cùng kỳ.
2.4. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Toàn tỉnh có 96/182 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, trong đó có 91 xã đã có quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 5 xã đã tổ chức thẩm định và chuẩn bị tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Ia Khai, huyện Ia Grai; xã Ia Peng, huyện Phú Thiện; xã Ia Băng, huyện Đak Đoa; xã Ia Tôr, huyện Chư Prông; xã Kim Tân, huyện Ia Pa.
Huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Có 03/17 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Pleiku được công nhận năm 2018, thị xã An Khê và thị xã AyunPa được công nhận năm 2020).
Thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới: Toàn tỉnh có 158 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 127 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số).
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2024 ước giảm 0,95% so với cùng kỳ. Giảm chủ yếu là do ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,03%. Mặc dù lượng điện gió tăng 13,52%, điện mặt trời tăng 4,98%; nhưng thủy điện lại giảm đến 12,75% do sản lượng của công ty thủy điện Yaly giảm sâu, do nhà máy đang sửa chữa, đại tu cùng với lượng nước dự trữ thấp do nắng nóng kéo dài, thời tiết khắc nghiệt.
Bên cạnh đó một số ngành lại tăng như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,27% (chủ yếu ngành sản xuất đồ uống tăng 16,89% do các đơn đặt hàng trong hộ dân cư của các hộ cá thể sản xuất nước tinh khiết và sản xuất rượu tăng); ngành cung cấp nước, hoạt động thu gom xử lý rác thải tăng 1,49%; ngành khai khoáng tăng 39,40% do lượng đặt hàng của các công ty tăng.
4. Hoạt động của doanh nghiệp
a. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, có 500 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 47,6% so kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 5.125 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ; có 50 doanh nghiệp giải thể, giảm 24,1%; 131 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, giảm 12,6%; 131 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, giảm 9,8%.
b. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2024 cho thấy: có 17,95% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn; 51,28% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 30,77% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn hơn so với quý I/2024. Dự kiến quý III/2024, có 28,21% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; 43,59% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 28,21% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn so với quý II/2024.
5. Hoạt động thương mại, vận tải, du lịch
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 29.232,75 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ. Trong đó, cụ thể nhóm ngành như sau:
+ Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 22.060,59 tỷ đồng, tăng 9,50%;
+ Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch ước đạt 3.873,53 tỷ đồng, tăng 7,09%;
+ Doanh thu hoạt động dịch vụ khác ước đạt 3.298,63 tỷ đồng, tăng 7,55%.
- Vận tải và viễn thông: Tình hình hoạt động vận tải 06 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng trưởng khá. Dự ước 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 2.849,04 tỷ đồng, tăng 5,84% so cùng kỳ.
+ Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.188,42 tỷ đồng (vận tải hành khách đường bộ: 1.130,42 tỷ đồng; vận tải hành khách hàng không: 58 tỷ đồng - số phân bổ 6 tháng từ Tổng cục Thống kê thu thập số liệu từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam) tăng 12,17% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển đạt 11.745 nghìn lượt khách, tăng 12,16% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển đạt 2,29 triệu lượt khách.km, tăng 12,13% so cùng kỳ;
+ Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.279,45 tỷ đồng, tăng 1,1% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển ước đạt 7.369 nghìn tấn, tăng 1,11% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 1,31 triệu tấn.km, tăng 1,12% so cùng kỳ;
+ Doanh thu hoạt động bưu chính và chuyển phát đạt 120,68 tỷ đồng, tăng 11,78% so cùng kỳ;
+ Doanh thu kho bãi ước đạt 260,49 tỷ đồng, tăng 4,42% so cùng kỳ.
6. Hoạt động xuất nhập khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 525,0 triệu USD, đạt 70,0% so kế hoạch, tăng 16,98% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, mủ cao su, sản phẩm gỗ.
- Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh ước đạt 99 triệu USD, đạt 86,09% so kế hoạch, tăng 23,75% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sắn lát; hạt điều, cao su tự nhiên.
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua biên giới (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) ước đạt 143 triệu USD, tăng 62,0% so với cùng kỳ, trong đó: Xuất khẩu ước đạt 22 triệu USD, giảm 30,0% so với cùng kỳ; nguyên nhân là do giảm kim ngạch xuất khẩu vật tư nông nghiệp xuất khẩu sang Campuchia (xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh).
7. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
a. Tài chính
- Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến 30/6/2024 ước đạt 3.370 tỷ đồng, đạt 59,9% dự toán trung ương giao, đạt 58% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 17,7% so với cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.200 tỷ đồng, đạt 45,5% dự toán Trung ương giao, đạt 44,5% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 23% so với cùng kỳ.
b. Ngân hàng
Ước đến cuối tháng 6/2024, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh ước đạt 64.100 tỷ đồng, tăng 6,0% so với cuối năm 2023.
Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh ước đến cuối tháng 6/2024 đạt 114.500 tỷ đồng, giảm 2,0% với cuối năm 2023.
Nợ xấu 2.800 tỷ đồng, tăng 53,5% so với cuối năm 2023, chiếm tỷ trọng 1,9% tổng dư nợ.
c. Bảo hiểm
Trong 6 tháng đầu năm 2024, số người tham gia BHXH ước đạt 98,4 nghìn người tham gia, tăng 1,04% so với cùng kỳ.
Tổng số thu ước đạt 1.419,2 tỷ đồng, tăng 19,3% so cùng kỳ; số tiền chậm đóng lũy kế đến thời điểm báo cáo là 156,5 tỷ đồng.
8. Đầu tư và Xây dựng
8.1. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội:
Vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng năm 2024 ước đạt 11.562,99 tỷ đồng, tăng 3,30% so cùng kỳ; Trong đó nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tăng 11,81%, nguồn vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 3,36%; nguồn vốn đầu tư của dân cư tăng 1,07%.
8.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành 6 tháng ước đạt 6.344,42 tỷ đồng, tăng 2,79% so với cùng kỳ; theo giá so sánh đạt 3.553,58 tỷ đồng, tăng 5,24% so cùng kỳ.
9. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,55% so với tháng trước; tăng 3,52% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng tăng 3,68% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá vàng tháng 6 giảm 0,17% so với tháng trước; tăng 32,76% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng tăng 25% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 6 giảm 0,27% so với tháng trước; tăng 7,35% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng tăng 5,41% so với cùng kỳ.